Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

* Ngắm những cây bonsai dáng “siêu độc” có giá tiền triệu

  

Dân trí Nhiều cây bonsai có dáng siêu độc tại triển lãm - hội chợ “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015” được chủ nhân “hét” giá cả chục triệu đồng khiến người mua choáng váng.


Hội chợ - Triển lãm tại Thanh Hóa trưng bày và bán hàng nghìn cây cảnh, cây bonsai nghệ thuật có giá trị cao.
Hội chợ - Triển lãm tại Thanh Hóa trưng bày và bán hàng nghìn cây cảnh, cây bonsai nghệ thuật có giá trị cao.

Hàng nghìn cây cảnh, bonsai khắp các vùng quê của tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận như: Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An quy tụ tại triển lãm đã tạo nên một bức tranh sinh động về thế giới nghệ thuật cây cảnh, bonsai.
Du khách đến triển lãm không chỉ được chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, dáng đẹp, tuổi đời hàng trăm năm có giá cả 100 triệu đồng mà còn được ngắm những cây bonsai dáng “siêu độc” được chủ nhân “hét” giá cả chục triệu đồng. Nhiều người mới nghe giá đã thấy “choáng” vì không ngờ những cây cảnh nhỏ lại có giá cao đến như vậy.
Theo một người bán cây cảnh ở đây, những cây bonsai có dáng độc, đẹp, quái lạ, dị… tuy nhỏ nhưng được chủ nhân dày công vun trồng, uốn nắm, phải mất cả chục năm. Chưa kể đến công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cho cây ra hoa quả, quanh năm tốt tươi.

Những cây bonsai có dáng độc, đâm chồi nảy lộc, hoa sum xuê được trưng bày và rao bán
Những cây bonsai có dáng độc, đâm chồi nảy lộc, hoa sum xuê được trưng bày và rao bán

Anh Nguyễn Hữu Công, một nghệ nhân chuyên tạo dáng cây cảnh chia sẻ: “Nhìn những cây bonsai nhỏ nhưng lại có giá trị rất lớn vì phải mất rất nhiều công sức. Những cây này ngoài việc vất vả tìm kiếm những gốc, thân cây có dáng quái, độc, lạ về trồng thì chủ nhân của nó phải mất cả chục năm uốn nắn, tạo cho cây một “thế độc” để không có cây nào giống được. Một cây bonsai có thế độc giống như một tác phẩm nghệ thuật vô giá vậy, vì thế mà mỗi cây bonsai luôn có giá trên trời”.
Ông Kiều Văn Viễn, huyện Hậu Lộc một người đam mê cây cảnh đến tham quan và mua cây tại hội chợ cho hay, triển lãm cây cảnh lần này hầu hết các cây đều có giá trị cao không chỉ về nghệ thuật mà cả về giá thành. “Các cây cảnh dáng cổ thụ, to, đẹp mọi người đều đã rất quen mắt. Đặc biệt gây chú ý ở triển lãm lần này là những cây bonsai. Tôi định mua một số cây về chơi nhưng giá cao quá, chủ nhân của những cây này đều đòi giá trên trời, trả giá xuống thấp nhưng họ vẫn không bán”.

Cây tùng lá kim dáng trực, thân đã nhiều chỗ mục nát nhưng lá vẫn xanh tốt
Cây tùng lá kim dáng trực, thân đã nhiều chỗ mục nát nhưng lá vẫn xanh tốt

Theo khảo sát của Dân trí, những cây cảnh cổ thụ có giá từ 20 – 100 triệu đồng, tùy vào từng loại cây khác nhau, đắt nhất vẫn là những cây sanh có tuổi đời cả trăm năm. Những cây bonsai mới được ươm giá từ 200 – 1.000.000 đồng. Những cây bonsai đã được tạo dáng, ra hoa kết quả có giá từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng. Những cây bonsai có dáng “siêu độc” được chủ nhân ra giá cả chục triệu đồng.
Nhiều du khách đến triển lãm rất thích thú ngắm các cây cảnh, cây bonsai này, vì giá quá cao nên nhiều người chỉ chọn mua cho mình những cây giá vừa tiền về chơi, tạo dáng riêng theo sở thích.
Cùng chiêm ngưỡng những cây cảnh cổ thụ, cây bonsai có dáng độc tại triển lãm Dân trí ghi lại được.

Thân cây này có dáng quái dị, được chủ nhân tạo nhiều cành tán hợp lý nhìn rất đẹp mắt thu hút nhiều người xem.
Thân cây này có dáng quái dị, được chủ nhân tạo nhiều cành tán hợp lý nhìn rất đẹp mắt thu hút nhiều người xem.
Gốc cây tưởng chừng đã chết nhưng lại có nhiều cành lá và ra rất nhiều hoa
Gốc cây tưởng chừng đã chết nhưng lại có nhiều cành lá và ra rất nhiều hoa
Một cây bonsai có gốc cây sần sùi, nhiều lộc non đâm ra nhìn rất lạ
Một cây bonsai có gốc cây sần sùi, nhiều lộc non đâm ra nhìn rất lạ
Cây hoa dâm bụt có tuổi đời vài chục năm, hoa chi chít, đỏ chót được rao bán tiền triệu
Cây hoa dâm bụt có tuổi đời vài chục năm, hoa chi chít, đỏ chót được rao bán tiền triệu
Ngắm những cây bonsai dáng “siêu độc” có giá tiền triệu - 8
Hai cây lá kim dáng thác đổ, thân lũa có giá trên 10 triệu đồng
Hai cây lá kim dáng thác đổ, thân lũa có giá trên 10 triệu đồng
Tác phẩm rừng thông
Tác phẩm "rừng thông"
Cây sanh có tuổi đời trên vài chục năm tuổi dáng độc, bộ rễ từ thân và cành vươn sâu xuống lòng đất
Cây sanh có tuổi đời trên vài chục năm tuổi dáng độc, bộ rễ từ thân và cành vươn sâu xuống lòng đất
Cây hoa mẫu đơn to, cao hơn cả đầu người, hoa xum xuê cũng được đem tới triển lãm rao bán
Cây hoa mẫu đơn to, cao hơn cả đầu người, hoa xum xuê cũng được đem tới triển lãm rao bán
Cây sanh cổ thụ với dáng xưa kết hợp với giếng nước, sân đình có giá cả 100 triệu đồng
Cây sanh cổ thụ với dáng xưa kết hợp với giếng nước, sân đình có giá cả 100 triệu đồng
Tác phẩm chùa một cột tạo từ cây sanh có dáng siêu độc
Tác phẩm "chùa một cột" tạo từ cây sanh có dáng siêu độc
Cây tùng la hán thân tạo lũa, quyét sơn màu trắng nhằm tạo thế rồng nổi bật
Cây tùng la hán thân tạo lũa, quyét sơn màu trắng nhằm tạo thế "rồng" nổi bật
Cây sung dáng độc, cành lá xum xuê, quả chi chít với mong muốn đem lại sung túc cho chủ nhân muốn sở hữu cây cảnh này
Cây sung dáng độc, cành lá xum xuê, quả chi chít với mong muốn đem lại sung túc cho chủ nhân muốn sở hữu cây cảnh này
Cây sanh dáng cổ thụ được rao bán trên 100 triệu đồng
Cây sanh dáng cổ thụ được rao bán trên 100 triệu đồng
Cây hoa giấy dáng độc, thân cây uốn lượn
Cây hoa giấy dáng độc, thân cây uốn lượn
Sự kết hợp nghệ thuật tạo hình giữa bonsai và gốm sứ
Sự kết hợp nghệ thuật tạo hình giữa bonsai và gốm sứ
Cây tre vàng có dáng trực - hoành
Cây tre vàng có dáng trực - hoành
Cây sung cổ thụ có gốc, rễ rất quái dị
Cây sung cổ thụ có gốc, rễ rất quái dị
Thái Bá
@@@@@

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

* 10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh – chụp ảnh nghệ thuật

( Tin Bài Của trithucsangtao.vn )

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh – chụp ảnh nghệ thuật

NHẤN XEM >>> 
DANH MỤC BÁO HÀNG NGÀY

Chuyên mục giải trí - nhiếp ảnh của trithucsangtao.vn hôm nay xin được chia sẻ đến các bạn đọc yêu thích nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật 10 lưu ý không nên bỏ qua. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Chuyên mục giải trí – nhiếp ảnh của trithucsangtao.vn hôm nay xin được chia sẻ đến các bạn đọc yêu thích nhiếp ảnh – chụp ảnh nghệ thuật 10 lưu ý không nên bỏ qua. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Sử dụng quy tắc 1/3

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Chắc hẳn hầu hết những người đến với nhiếp ảnh đều đã từng nghe đến quy tắc một phần ba. Có thể coi đây là quy tắc nằm lòng về bố cục chúng ta cần nắm vững, mặc dù trong nhiếp ảnh không có quy tắc nào là bất biến nhưng nếu hiểu và áp dụng thì quy tắc 1/3 vẫn mang đến những hiệu quả thú vị. Để sử dụng quy tắc một phần ba, bạn hãy chia khung hình thành 9 phần bằng nhau, được tạo bởi 2 đường kẻ theo chiều ngang và 2 đường kẻ theo chiều dọc. Bố cục hình ảnh sẽ hài hòa nhất nếu chủ thể chính và những điểm cần nhấn nằm trên 4 giao điểm và theo các đường kẻ này. Trong nhiếp ảnh, việc áp dụng quy tắc kinh điển như 1/3 sẽ tạo ra một bức ảnh có nhiều hiệu quả hơn về mặt thẩm mỹ sáng tác. Hướng được ánh nhìn của người xem đến các phần nổi bật trong bức hình.

2. Tránh để rung máy ảnh

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Máy ảnh bị rung hay mờ là điều mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải tránh. Để hạn chế tình trạng này, trước tiên bạn cần tìm hiểu làm thế nào để giữ máy ảnh đúng cách: cần sử dụng cả hai tay, một tay giữ chặt thân máy còn một tay nắm quanh ống kính đồng thời giữ máy gần với cơ thể để hỗ trợ. Ngoài ra bạn cần đảm bảo sử dụng tốc độ màn trập phù hợp với độ dài tiêu cự ống kính. Ví dụ, nếu đang sử dụng một ống kính 100mm, tốc độ màn trập không được thấp hơn 1/100s. Sử dụng một chân máy hoặc monopod bất cứ khi nào có thể hoặc có thể tận dụng bức tường hoặc cây để giúp cố định camera.

3. Quy tắc Sunny 16

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Sunny 16 là một quy tắc hữu ích khi không có đồng hồ đo sáng hoặc không có màn hình LCD để xem trước các hình ảnh. Quy tắc này giúp dễ dàng điều chỉnh độ phơi sáng sao cho phù hợp với với điều kiện ánh sáng ngoài trời, tiết kiệm thời gian điều chỉnh. Ví dụ trong điều kiện trời nắng to, chọn khẩu độ f / 16 và tốc độ màn trập 1/100 giây và đặt ISO là 100 (nghịch đảo tốc độ màn trập) hoặc gần giá trị này nhất.

4. Sử dụng một bộ lọc phân cực

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Nếu bạn chỉ có thể mua một bộ lọc cho ống kính, hãy chọn một bộ lọc phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp giảm sự phản xạ từ nước cũng như kim loại và thủy tinh, nó cải thiện màu sắc của bầu trời và cây cối đồng thời còn giúp bảo vệ ống kính. Ngoài ra, nó sẽ còn bảo vệ ống kính của bạn. Không có lý do tại sao bạn không thể để nó lên trên cho tất cả các lưu ý khi chụp ảnh nghệ thuật của bạn. Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng loại phân cực tròn là bởi vì cho phép máy ảnh sử dụng đo sáng TTL (xuyên qua ống kính)

5. Tạo khung cảnh có chiều sâu

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Khi chụp ảnh phong cảnh, vấn đề tạo cho người xem cảm giác về chiều sâu thực sự rất quan trọng, điều đó sẽ giúp bức ảnh chân thật và sống động hơn.
Để có hiệu quả cao, bạn nên sử dụng một ống kính góc rộng giúp mang lại một cái nhìn toàn cảnh, thiết lập khẩu độ f/16 hoặc nhỏ hơn để cả tiền cảnh và hậu cảnh được sắc nét. Đặt một đối tượng hoặc người ở phía sau mang đến một cảm giác về quy mô và nhấn mạnh đến khoảng cách “xa xôi”. Nếu có thể hãy sử dụng chân máy bởi dùng khẩu độ nhỏ thường yêu cầu tốc độ màn trập lâu hơn.

6. Sử dụng nền đơn giản

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Các phương pháp tiếp cận đơn giản thường là tốt nhất trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, và bạn phải quyết định những gì cần phải được nhấn mạnh, không nên để xuất hiện quá nhiều thứ có thể khiến khung cảnh bị nhiễu loạn. Nếu có thể, nên chọn màu sắc trung tính và các mẫu đơn giản cho hậu cảnh để giúp làm nổi bật đối tượng chính hơn.

 7. Không sử dụng flash trong nhà

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Flash có thể tạo ra ánh sáng khá mạnh và cảm giác không tự nhiên đặc biệt khi chụp chân dung trong nhà. Do đó, có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể áp dụng mà không cần đến đèn flash. Trước tiên, đẩy ISO lên – thường ISO 800-1600 sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho tốc độ màn trập. Sử dụng khẩu độ rộng nhất có thể khi đó cảm biến sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn và bức hình sẽ có được nền mờ đẹp. Sử dụng một chân máy hoặc ống kính có chế độ ổn định hình ảnh (Image Stabilization) để tránh nhòe mờ.

8. Chọn ISO đúng

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Các thiết lập ISO quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh và mức độ nhiễu hạt trên hình ảnh. Lựa chọn ISO như thế nào phụ thuộc vào điều kiện ánh sáng, khi trời tối chúng ta cần phải đẩy ISO lên đến một con số cao hơn, từ 400 – 3200 điều đó sẽ giúp máy ảnh nhạy cảm hơn với ánh sáng và ta có thể tránh bị mờ. Vào những ngày nắng, có thể lựa chọn ISO 100 hoặc các thiết lập tự động để có nhiều ánh sáng hơn.

9. Tạo hiệu ứng chuyển động bằng cách lia máy

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật
Nếu bạn muốn chụp một chủ thể chuyển động, có thể sử dụng kỹ thuật panning. Để làm điều này, chọn tốc độ màn trập thấp hơn khoảng hai stops mức cần thiết. Ví dụ thay vì để 1/250, bạn nên để ở 1/60. Giữ máy ảnh của bạn hướng về đối tượng, đặt ngón tay ấn xuống một nửa trên nút chụp để khóa nét và khi đã sẵn sàng hãy bấm chụp ảnh, đừng quên lia máy theo chuyển động của đối tượng. Nếu có thể hãy sử dụng một chân máy hoặc monopod để tránh rung máy ảnh và có được “dòng chuyển động” rõ ràng hơn.

10. Thử nghiệm với tốc độ màn trập

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật

10 điều không nên bỏ lỡ về nhiếp ảnh - chụp ảnh nghệ thuật

Đừng ngại thử nghiệm với tốc độ màn trập để tạo ra một số hiệu ứng thú vị. Khi chụp trong đêm tối (ví dụ đường phố buổi tối), hãy sử dụng chân máy và chụp hình với thiết lập tốc độ màn trập 4 giây. Khi đó bạn sẽ thấy chuyển động của các đối tượng trải theo những vệt sáng. Nếu bạn chọn một tốc độ màn trập nhanh hơn như  1/250 giây, những vệt sáng sẽ biến mất thay vào đó là hiệu ứng đóng băng các chuyển động. Kỹ thuật này hoạt động tốt nếu bạn đang sử dụng một chân máy và nếu bạn đang chụp ảnh một vật đang chuyển động.

Related Posts

Tin Gốc >>> http://www.trithucsangtao.vn/10-dieu-khong-nen-bo-lo-ve-nhiep-anh-chup-anh-nghe-thuat-3774.html

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

* Món ốc nấu chuối đậu giản dị nhưng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.

 ( copy by www8.eva.vn )

Ốc nấu chuối đậu thơm ngon

Sự kiện:

Món ngon mỗi ngày

Món ốc nấu chuối đậu giản dị nhưng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.



Nguyên liệu:
- Ốc nhồi: 1kg
- Thịt ba chỉ: 200g
- Đậu phụ: 3 bìa
- Chuối xanh: 5 quả, chọn chuối tươi, vỏ màu xanh không có vết thâm
- Lá lốt, tía tô, hành lá,1 quả cà chua thái miếng cau, 1 củ nghệ cho có màu vàng nếu bạn thích.
- 1/2 bát con mẻ ngấu
- ½ muỗng mắm tôm
- Gia vị, dầu ăn, hành tỏi khô bóc vỏ băm nhỏ.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 1

Chế biến:
Bước 1: Chuối xanh gọt vỏ, thái miếng vát mỏng hoặc con chì, ngâm vào nước muối hoặc nước mẻ pha loãng một lúc cho khỏi thâm.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 2

Cho chuối vào nồi luộc sơ, vớt ra rổ để ráo.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 3

Bước 2: Ốc nhồi mua về ngâm vào nước vo gạo cho ốc nhả bớt nhớt. Dùng dao chặt chôn ốc, cậy miệng rồi khều lấy ruột, dùng mũi dao gạt bỏ đường phân ở bên cạnh mình ốc. Cho một chút muối và dấm vào ốc bóp cho ốc tiết ra nhớt, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa phải rồi ướp với hành tỏi khô băm nhỏ cùng với gia vị.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 4

Bước 3: Thịt ba chỉ thái con chì, hoặc miếng mỏng vừa phải ướp gia vị và hành khô băm nhỏ.- Đậu phụ cắt miếng vuông quân cờ hoặc thái con chì rán vàng đều.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 5

Bước 4: Phi thơm hành tỏi, cho ốc vào xào chín rồi cho lại vào bát. Nghệ tươi giã nhỏ, lọc lấy nước.
Bước 5: Tiếp đến cho thịt ba chỉ vào chảo mỡ xào săn, cho cà chua, chuối vào xào cùng, nêm thêm chút gia vị rồi chế nước lọc mẻ trộn mắm tôm cùng với nước nghệ tươi nếu bạn thích món ăn có màu vàng, chế thêm nước vào sao cho ngập săm sắp thịt và chuối. Đun sôi, vặn nhỏ lửa đến khi thịt và chuối đã chín mới cho đậu rán vào đun thêm một lúc, tiếp đến cho ốc vào, nêm lại gia vị vừa ăn, đợi sôi trở lại cho rau thơm gồm hành lá, tía tô, lá lốt thái nhỏ vào trộn đều bắc xuống.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 6

Ốc chín tới, giòn không bị dai.
 oc nau chuoi dau thom ngon - 7

Chuối và đậu chín mềm không bị nát, nước canh có độ sánh, vị ngọt đậm đà, vị chua dịu của mẻ quyện với mùi thơm của tía tô và lá lốt rất hấp dẫn. Ăn nóng với bún hoặc cơm đều ngon.


 oc nau chuoi dau thom ngon - 8

Chúc bạn và gia đình ngon miệng với món ốc chuối đậu nhé!

(Khampha.vn)